Bạn đang muốn thuê 1 đơn vị hoặc Frelancer thiết kế web nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu?
Bạn không biết nên làm thế nào để có được bản yêu cầu thiết kế website đúng chuẩn, kiểm tra các tiêu chí như thế nào?
Bài viết này dành cho bạn và những người đang muốn yêu cầu thiết kế web.
Các Checklist cần biết trước khi yêu cầu thiết kế website bất kỳ
Danh sách này dành cho các bạn đang muốn xây dựng mới 1 website hoặc cải thiện web từ 1 website cũ.
Nếu không có 1 danh sách liệt kê các điểm cần lưu ý này thì bạn dễ gặp tình trạng không biết bắt đầu từ đâu, làm thế nào để kiểm tra mức độ hiệu quả cũng như sự hoàn chỉnh của 1 website mới hoàn toàn. Hơn thế nữa, nếu không có hướng dẫn từ đầu, sẽ làm tốn thêm thời gian, công sức cũng như chi phí dành cho việc thiết kế web. Sau này, nếu muốn SEO website thì lại càng khó thực hiện do cấu trúc web ban đầu không thể đáp ứng được tiêu chuẩn. Cùng check ngay nhé!
Bạn cần gì ở website mới lần này?
Nếu bạn đã từng quản trị web hoặc có 1 website trước đó thì việc giải quyết câu hỏi này khá dễ. nhưng nếu bạn là người mới làm quen với website và chưa có bất kỳ trải nghiệm nào thì bạn cần xem xét mục tiêu mà bạn đang hướng tới là gì. Cụ thể có các mục tiêu thường gặp như:
- Tăng nhận dạng thương hiệu, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp
- Tăng chuyển đổi bán hàng
- Cung cấp thông tin đến khách hàng
- Kiếm tiền online bằng Affiliate, đối tác của Google Ads, đặt banner,…
- Hỗ trợ thu thập thông tin khách hàng tiềm năng và quản lý data khách hàng.
1 web hoạt động hiệu quả không cần được cài đặt tất cả các chức năng mà để đánh giá mức độ này, bạn cần xem xét nó đã đáp ứng được các mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra hay không? Về vấn đề lâu dài có thể phát triển hơn theo nhu cầu của bạn hay không?
Các công cụ hỗ trợ cần có của 1 website:
Tùy vào mục tiêu mà bạn đưa ra mới có thể xác định được bạn đang cần đến các công cụ hỗ trợ tích hợp nào. Lấy một vài ví dụ để bạn dễ hình dung nhé!
Nếu bạn đang muốn kinh doanh online thông qua website thì việc tích hợp giỏ hàng, thanh toán, tư vấn trực tuyến bằng chatbox hoặc messenger là không thể thiếu. Nhưng nếu không có nhu cầu bán hàng mà chỉ cần tư vấn dịch vụ thì có thể hoàn toàn bỏ qua giỏ hàng. Thay vào đó là thêm Form nhận coupon khuyến mãi hay tư vấn.
Xem thêm: Cài đặt giỏ hàng Woocommerce
Tất nhiên, ngoài ví dụ nêu trên, có hàng trăm công cụ khác dùng cho phục vụ mục đích của chủ website, tùy thuộc vào đơn vị thiết kế web có thể cung cấp cho bạn hay không mà thôi.

Cấu trúc web:
Layout và giao diện web được đánh giá là mối quan tâm hàng đầu, được xếp chung hàng với việc yêu cầu công cụ nói trên. Nói 1 cách chuyên môn hơn thì đây chính là phần Front End sẽ tiếp cận với khách hàng. Layout phải có bố cụ rõ ràng và dễ dàng sử dụng cho người dùng. Bạn cần đưa ra các yêu cầu về:
- Vị trí thanh menu và cách sắp xếp các items trên thanh đó.
- Vị trí đặt banner (nếu có)
- Các nút Share MXH, nút dẫn link đến các trang MXH mà website liên kết được đặt ở đâu? (Đầu, giữa, cuối bài viết hay tại thanh bên trái – phải?)
Xem thêm: Cài đặt nút Share MXH Addthis
- Chân trang (footer) được chia thành bao nhiêu cột và mỗi cột sẽ có những thông tin nào?
- Trang chủ có cần thiết kế riêng hay không? Thông thường đối với các loại Blog web (tức là những web dùng để viết lách chia sẻ thông tin) sẽ không cần thiết kế riêng dành cho trang chủ nhưng đối với những web bán hàng, quảng bá thương hiệu thì đây có thể là 1 trong những phần khá đau đầu và tốn thời gian chỉnh sửa của cả 2 bên.
Để có được 1 thiết kế landing page tăng tỉ lệ chuyển đổi, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, khách hàng nên tham khảo qua một vài thiết kế của các trang web khác và trình bày ý tưởng của mình để đơn vị thiết kế dễ hình dung.
Các website mà bạn tham khảo thường sẽ là những web cùng chủ đề, trang web của đối thủ hoặc những mẫu web có sẵn, đã từng thiết kế của nơi cung cấp dịch vụ thiết kế web.
- Ngoài ra còn có các yêu cầu về kích thước hình ảnh tiêu đề trang, vị trí hình đại diện của các bài viết con. Nếu không quá cần thiết thì phần này có thể sẽ tốn ít thời gian của bạn hơn.
Màu sắc của trang web:
Đừng quá màu mè khi thiết kế web mà chỉ nên tập trung xác định đâu là màu chủ đạo của thương hiệu để áp dụng vào website của mình. Sau khi chọn được mẫu giao diện ưng ý nhất thì việc phối màu sao cho phù hợp chính là điều quyết định đến mức độ nhận dạng thương hiệu của mình. Đừng bắt chước đối thủ từ đầu đến cuối vì sẽ làm bạn ở vào thế bị động đấy nhé.
Tốc độ và độ mượt của website:
Khi lướt web, khách hàng sẽ nhanh chóng rời bỏ trang web mà họ đang muốn truy cập nếu tốc độ load web quá chậm. vì vậy hãy yêu cầu bên thiết kế web tối ưu phần này và bạn có thể test thử tốc độ sau khi hoàn thiện tại: https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/ . Nhớ hãy xem xét cộng thêm thời gian sau khi đăng tải nội dung nhé, lúc này tốc độ sẽ chậm hơn khoảng trên dưới 1 giây.
Nếu được thông tin là các hiệu ứng hoặc tài nguyên nào mà bạn yêu cầu sẽ làm chậm tốc độ tải trang của website đáng kể thì có thể cân nhắc thay thế. Suy cho cùng, việc phục vụ các trải nghiệm người dùng vẫn là yếu tố hàng đầu giúp bạn có thêm chuyển đổi.
Ngoài ra, việc sử dụng Hosting và độ ổn định của server cũng ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ trang web, hãy nhận tư vấn từ người thiết kế để có phương án tốt nhất (thường thì đơn vị thiết kế sẽ đưa ra các nhà cung cấp hosting chất lượng nhờ vào kinh nghiệm của họ nên bạn có thể yên tâm nhé)
Xem thêm: Những lưu ý khi lựa chọn Hosting
Hiệu ứng trên trang web:
Cũng là 1 trong các yếu tố ảnh hưởng đến ấn tượng người dùng lần đầu trải nghiệm, các hiệu ứng trên trang web sẽ giúp khách hàng ghi nhớ được giao diện web và có cảm tình hơn nếu các hiệu ứng chuyển động phù hợp, bắt mắt.

Các chuyển động xuất hiện, slide chạy từ trái sang phải (và ngược lại), cách hình ảnh và text xuất hiện sẽ giúp website của bạn trông chuyên nghiệp và có đầu tư hơn.
Tuy nhiên, cần hạn chế các hiệu ứng này vì chúng có thể làm người dùng rối mắt nếu lạm dụng quá nhiều. Điều quan trọng là sử dụng hiệu ứng sẽ làm website bị chậm đi rất nhiều. khách hàng khi thiết kế web cần lưu ý cân bằng cho phù hợp nhé.
Nền tảng thiết kế web:
Đây là 1 trong những yếu tố quyết định lớn đến chi phí cũng như cách quản trị web. Hiện nay, người ta thường ưu tiên thiết kế web dựa trên nền tảng WordPress hoặc Code tay thuần PHP. Cả 2 loại web này đều sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP, dễ dàng chỉnh sửa và tùy chỉnh theo yêu cầu của khách hàng.
Xem thêm: Thiết kế website theo yêu cầu
Đối với thiết kế website wordpress chi phí giao động khoảng 4 – 7 triệu (tùy yêu cầu của khách hàng mà mức giá có thể cao hơn) nhưng rất ít khi có giá cao hơn vì có mức kinh phí cao, khách hàng sẽ ưu tiên thiết kế web code tay vì nó có độ bảo mật cao. Giá của website code tay thuần PHP giao động khoảng 8 – 20 triệu (tùy yêu cầu).
Nhưng nói như vậy không có nghĩa là các web wordpress dễ bị hacker tấn công vì thực tế cho thấy, bạn hoàn toàn có thể cài đặt bảo mật cấp cao cho nó. Hiện nay có đến 70% khách hàng lựa chọn wordpress do nhiều ưu điểm như: giá rẻ, dễ quản lý và tối ưu các yêu cầu về SEO website sau này, được hỗ trợ từ kho giao diện và plugin miễn phí, ít phụ thuộc vào nhà thiết kế web về sau.
Xem thêm: 5 plugin tốt nhất dành cho WordPress
Ngoài các lưu ý chính này, bạn cũng cần quan tâm đến các vấn đề khác như mua hosting ở đâu, mua domain và giá của chúng. Nếu chưa có định hướng nào cụ thể, có thể tham khảo: bảng giá Hosting và Bảng giá Domain
Xem thêm: Domain name là gì? Cách lựa chọn domain
Bạn cũng đừng quên yêu cầu cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL dành cho website, đặt biệt là các website có yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin hoặc kinh doanh online nhé.
Xem thêm: SSL là gì?