Blog » Hosting là gì? Các chỉ số cần lưu ý khi chọn nhà cung cấp Hosting

Hosting là gì? Các chỉ số cần lưu ý khi chọn nhà cung cấp Hosting

Bởi administrator | 854

Hosting là gì? Có quan trọng không?

Định nghĩa Hosting:

Hosting được hiểu là không gian lưu trữ và nơi có thể chia sẻ các tài nguyên trực tuyến đến người sử dụng Internet. Các tài nguyên này bao gồm toàn bộ nội dung (content) của website, hình ảnh, video và hơn thế nữa.

Khi bắt đầu với việc thiết lập 1 website thì công việc tìm chọn 1 nhà cung cấp hosting đạt tiêu chuẩn và yêu cầu của web đó là điều không thể thiếu. Hơn thế nữa, nếu có thể nắm được các thông số cần thiết cho việc chọn hosting sẽ giúp bạn có những quyết định đúng đắn.

Có mấy loại hosting?

Có 4 loại Hosting chính mà bạn cần tìm hiểu:

Share Hosting: đây là dịch vụ sử dụng chung 1 hosting cho nhiều IP domain

Collocated hosting: thuê chỗ đặt máy chủ (trong trường hợp bạn đã có máy chủ và muốn thuê hosting chứ không sử dụng full service của bên cho thuê hosting)

Dedicated Server: máy chủ dùng riêng cho một tổ chức, doanh nghiệp

Virtual Private Server: máy chủ riêng ảo. Được viết tắt và thường được gọi là VPS.

Tùy vào nhu cầu và điều kiện của mỗi người, mỗi doanh nghiệp có hệ thống website đặc trưng mà tham khảo các gói dịch vụ khác nhau. Ví dụ nếu bạn có khoảng 3 – 7 website riêng của mình và muốn quản lý chúng 1 cách triệt để hơn, bạn có thể cân nhắc dịch vụ thuê VPS thay vì dùng Share host.

Xem thêm: Giá mua hosting

Các thông số cần tìm hiểu trước khi chọn nhà cung cấp hosting:

Dung lượng gói hosting:

Nếu Hosting được hiểu như mảnh đất mà bạn có thể xây dựng 1 cửa hầng online thì dung lượng hosting được xem như diện tích mà bạn đang sở hữu. hãy xem tất cả đồ đặc nội thất trong cửa hàng đó là nội dung mà bạn sẽ tải lên sau này.

Vậy, dung lượng càng nhiều thì càng có lợi. nếu doanh nghiệp mới hoặc xác định quy mô vừa và nhỏ thì chỉ cần chọn gói hosting có dung lượng thấp (ít nhất khoảng 700MB – 1GB). Tất nhiên là bạn hoàn toàn có thể mở rộng quy mô cửa hàng sau này bằng cách tăng gói dung lượng này lên 2 GB, 5 GB hay không giới hạn.

Băng thông (Bandwidth):

Hiểu đơn giản thì Băng thông (thường được gọi là Bandwidth) là dung lượng tối đa cho phép khách hàng có thể truy cập và đọc nội dung của trang web. Đừng nhằm lẫn với dung lượng gói hosting (dung lượng hosting chỉ là không gian cho phép bạn lưu trữ toàn bộ nội dung của website).

các tiêu chí chọn nhà cung cấp hosting
các tiêu chí chọn nhà cung cấp hosting

 

Băng thông sẽ được giới hạn với đơn vị GB và theo chu kì hàng tháng. Trường hợp hết dung lượng băng thông trước thời điểm được gia hạn ở tháng tiếp theo sẽ khiến khách không thể truy cập được nữa trong những ngày còn lại.

Cách tính dung lượng băng thông đơn giản: Lấy ví dụ mô phỏng thế này:

Nếu 1 trang web của bạn có dung lượng là 100MB, mỗi ngày có khoảng 20 khách truy cập và trung bình mỗi lượt truy cập, họ tìm kiếm thông tin và đọc 4 trang. Vậy trung bình 1 ngày mỗi khách sẽ tiêu tốn 100MB x 4 trang = 400MB. Tức là trong ngày đó, tổng lượng băng thông tiêu tốn là 20 khách x 400MB/ khách = 8000 MB. (Trường hợp Catche không lưu lại 1 file Html khi người dùng tải xuống dữ liệu lần đầu tiên)

RAM:

Bộ nhớ đệm tạm thời. Quay lại với ví dụ bạn đang có 1 cửa hàng online đang cung cấp sản phẩm cho khách hàng. RAM lúc này chính là khả năng lưu trữ thông tin mà khách hàng yêu cầu ngay tại thời điểm khách hàng đang online tại web. Nếu RAM quá thấp có thể làm chậm tiến độ cung cấp thông tin đến khách hàng.

Addon domain:

addon domain được hiểu như 1 domain con mà bạn có thể sử dụng để chạy song song với domain chính với cơ sở dữ liệu tách biệt. Nói cách khác, addon domain là 1 công cụ cho phép bạn vận hành nhiều hơn 1 domain trên cùng 1 host với cơ sở dữ liệu riêng nếu số lượng addon domain mà hosting cho phép lớn hơn 1.

Addon domain được thiết lập với 2 dạng chính là:

addondomain.com

domain.com/addondonmain (còn được gọi là subfolder)

trong đó domain.com là domain chính mà website của bạn đang sử dụng. Để hiểu rõ hơn về Domain chính, bạn có thể đọc bài viết: Domain là gì

Có thể bạn đang cần: Bảng giá Domain

Những người thiết kế web và quản trị web sử dụng addon domain với nhiều lý do mà thông thường nhất là để dễ dàng quản lý dữ liệu tách biệt khỏi file của domain chính. Addon domain tuy được nêu rõ khi chọn hosting nhưng dù sao nó cũng chỉ là 1 phần bổ sung, trường hợp website nhỏ đôi khi bạn có thể bỏ qua nó để tiết kiệm chi phí ban đầu. Sau này nếu muốn bổ sung bạn hoàn toàn có thể liên hệ với bên thiết kế web và quản lý hosting để  nâng cấp nhé.

Xem thêm: Thiết kế web chuẩn SEO

Subdomain:

Cũng giống với addondomain, bạn có thể xem subdomain như 1 gian hàng nhỏ nằm phía bên trái hoặc phải của cửa hàng lớn (Domain). Thông thường người ta dùng Subdomain đối với những chuyên mục có nội dung đặc trưng, cần thêm 1 không gian lưu trữ riêng để tiện quản lý, thiết kế giao diện…

Subdomain có thể được giới hạn hoặc không (tùy vào dịch vụ hosting mà bạn đang sử dụng)

Hơn nữa, ở dạng subdomain.domain.com, người dùng dễ dàng nhận diện subdomain chính là 1 nhánh con nhỏ thuộc domain.com.

Park domain:

Park domain là 1 domain khác chạy song song với domain chính trên cùng 1 hosting, cùng cơ sở dữ liệu database, cùng source web (hay còn được gọi là source code). bạn có thể quản lý cả park domain và domain chính thông qua cpanel.

Thông thường người ta sẽ ưu tiên sử dụng 2 loại addon domain và subdomain hơn nếu họ muốn cơ sở dữ liệu và nội dung phong phú.

Email account:

bạn có bao  giờ nhận được 1 email hoặc thấy 1 thông tin liên hệ với 1 email dạng: contact@tên-miền-website, info@ tên-miền-website chưa? Info@webbanhang24h.org  là 1 ví dụ. Đây là 1 hostmail mà nhà cung cấp hosting có thể giúp bạn tạo lập nhằm quản lý tài khoản, bảo mật và tăng tính chất kinh doanh khách quan cho doanh nghiệp sở hữu.

Chứng chỉ bảo mật SSL/ EV SSL:

đây là phương thức truyền tải thông tin từ máy chủ đến người dùng. Nếu được cài đặt chứng chỉ SSL hợp lệ, mọi thông tin từ máy chủ website đến người dùng và ngược lại đến được đảm bảo. Google sẽ cảnh báo người dùng khi họ truy cập vào các trang web chưa đạt chuẩn bảo mật để họ cân nhắc khi sử dụng. Ngược lại, thông tin người dùng và website dễ dàng bị hacker đánh cấp nếu chưa được cài đặt chứng chỉ này.

Chính vì vậy mà đa số các website trước đây chưa được cài đặt SSL đã dần cài đặt chứng chỉ này. Vì vậy, nếu bạn đang muốn thiết kế 1 website mới, cần cân nhắc yêu cầu dịch vụ này nhé.

Để tìm hiểu rõ hơn về chứng chỉ SSL/ EV SSL này, các bạn có thể đọc bài: bảo mật SSL

Cách chọn mua / thuê Hosting tốt:

Đầu tiên, để chọn được nhà cung cấp hosting tốt, bạn cần xem qua các thông số mà gói hosting đó cung cấp có các chỉ số như vừa được đề cập hay không. Bên trên chỉ mới là 1 vài thông số cơ bản, quyết định nhiều đến quyết định chọn mua hosting thôi nhé, vẫn có những nhà cung cấp hosting công bố các thông số mang tính chuyên môn cao (nếu thật sự không rành bạn có thể bỏ qua, không sao cả)

chọn nhà cung cấp web hosting tốt
chọn nhà cung cấp web hosting tốt

Tiếp theo, 1 hosting tốt là hosting phù hợp, có thể đảm bảo các chỉ tiêu mà website của bạn đang cần. Không cần quá tốt để tiết kiệm chi phí cho rất nhiều nhu cầu khác để website đi vào hoạt động.

Cuối cùng là nhận tư vấn trực tiếp từ bên cung cấp dịch vụ. Lúc này, bạn sẽ được hỗ trợ toàn bộ các dịch vụ mà họ cung cấp. Hơn thế nữa, nếu không hiểu về các thông số, không biết đối với website này, bạn cần 1 hosting như thế nào, bạn sẽ được hỗ trợ như thế nào nếu sử dụng dịch vụ… đừng quên hỏi kỹ trước khi quyết định nhé. Bạn có thể chat trực tiếp tại khung chat bên phải màn hình laptop hoặc Inbox Fanpage 

Xem thêm: Top 3 Công ty thiết kế web Hà Nội

Giá cả các gói hosting cũng phụ thuộc vào các yếu tố được đề cập ở trên (dung lượng, Băng thông, addon domain, Host mail…).

Bản quyền thuộc: https://webbanhang24h.org/

Hãy like nếu bạn thấy hữu ích

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan